Người nước ngoài ở Việt Nam có thể làm công việc gì?
(2023-12-18 10:43:00)1. Điều kiện để người nước ngoài vào làm việc ở Việt Nam
Theo khoản 1 Điều 151 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam là người có quốc tịch nước ngoài, đáp ứng các điều kiện bao gồm:
– Đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
– Có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề, kinh nghiệm làm việc; có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
– Không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc pháp luật Việt Nam;
– Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ trường hợp không thuộc diện cấp giấy phép lao động.
2. Các giấy tờ cần có để người nước ngoài làm việc tại Việt Nam
Vui lòng liên hệ hotline: 0932.268.249 -0326.643.889 Để được hỗ trợ tư vấn miễn phí và báo giá tốt nhất
Tuỳ theo mục đích và nhu cầu thời gian làm việc ở Việt Nam, mà người nước ngoài cần có các giấy tờ quan trọng như:
- Visa hay thẻ tạm trú còn thời hạn
- Giấy phép lao động hay giấy miễn giấy phép lao động còn thời hạn
Khi người nước ngoài đã được nhận vào làm việc thì quan trọng nhất chính là giấy phép lao động. Đối với người nước ngoài khi làm việc tại Việt Nam mà không có giấy phép lao động thì sẽ bị trục xuất. Bạn có thể nộp đơn trong vòng 90 ngày kể từ khi bạn đến Việt Nam. Điều này còn tùy thuộc vào thời hạn visa. Đơn đăng ký sẽ được gửi đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
3. Điều kiện doanh nghiệp Việt Nam tuyển dụng lao động người nước ngoài
Theo quy định tại khoản 1 Điều 152 Bộ luật Lao động 2019 thì doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, nhà thầu chỉ được tuyển dụng lao động quốc tịch nước ngoài vào làm việc với vị trí mà lao động Việt Nam chưa đáp ứng được theo nhu cầu, bao gồm các vị trí sau đây:
– Nhà quản lý;
– Giám đốc điều hành;
– Chuyên gia;
– Lao động kỹ thuật.
Trong đó:
– Nhà quản lý theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 152/2020/NĐ-CP được hiểu là người quản lý doanh nghiệp, bao gồm:
+ Chủ doanh nghiệp tư nhân;
+ Thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên;
+ Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị
+ Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;
+ Các cá nhân giữ chức danh quản lý khác theo quy định tại Điều lệ công ty;
+ Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu của cơ quan, tổ chức.
– Giám đốc điều hành theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Nghị định 152/2020/NĐ-CP được hiểu là người đứng đầu và trực tiếp điều hành đơn vị trực thuộc cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
– Chuyên gia theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 152/2020/NĐ-CP được hiểu là người lao động nước ngoài thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Có bằng đại học trở lên hoặc tương đương và có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc trong chuyên ngành được đào tạo phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam;
+ Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm và có chứng chỉ hành nghề phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam;
+ Trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
– Lao động kỹ thuật theo quy định tại khoản 6 Điều 3 Nghị định 152/2020/NĐ-CP được hiểu là người lao động nước ngoài thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Được đào tạo chuyên ngành kỹ thuật hoặc chuyên ngành khác ít nhất 01 năm và làm việc ít nhất 03 năm trong chuyên ngành được đào tạo;
+ Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm làm công việc phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam.
4. Các hình thức làm việc cho người nước ngoài tại Việt Nam
Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 152/2020/NĐ-CP có quy định hình thức người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam bao gồm:
– Thực hiện hợp đồng lao động;
– Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp;
– Thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp và y tế;
– Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng;
– Chào bán dịch vụ;
– Làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam;
– Tình nguyện viên;
– Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại;
– Nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật;
– Tham gia thực hiện các gói thầu, dự án tại Việt Nam;
– Thân nhân thành viên cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam được phép làm việc tại Việt Nam theo quy định tại điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
5. Những công việc mà người nước ngoài có thể làm ở Việt Nam
Vui lòng liên hệ hotline: 0932.268.249 -0326.643.889 Để được hỗ trợ tư vấn miễn phí và báo giá tốt nhất
Giáo viên tiếng Anh
Nếu bạn nghĩ mình là người giỏi về giảng dạy thì nên thử sức vào công việc này. Đây là công việc được xem là rất thịnh hành ở Việt Nam trong thời buổi hiện nay. Nhu cầu học ngôn ngữ đặc biệt là tiếng Anh gia tăng và vì thế mà mức thu nhập của giáo viên nước ngoài cũng khá cao.
Truyền thông- Quảng cáo
Nếu bạn là một người giỏi viết thì có thể tìm đến những công việc như copywriter, quản trị viên, biên tập cho các thương hiệu như Brand Maker Việt Nam, Lowe và Partners Worldwide.
Người mẫu ảnh
Công việc này cũng được xem là thú vị đối với người nước ngoài bởi bạn có thể tận dụng lợi thế của mình để có được công việc với mức lương cũng hấp dẫn không kém.
Nhà thiết kế tự do
Trở thành một nhà thiết kế đồ hoạ, thiết kế website, họa sĩ vẽ tranh hoạt hình là những công việc mà bạn nên cân nhắc. Tại sao không?
Nhân viên IT tự do
Các nghiên cứu chỉ ra sự thâm nhập của Internet, điện thoại di động và game online ở Việt Nam sẽ phát triển trong những năm tới vì thế nhu cầu tuyển dụng các nhà phát triển web, lập trình game có trình độ chuyên môn ngày càng cao.
6. Những lưu ý khi người nước ngoài ở Việt Nam sinh sống và làm việc
Biết Tiếng Việt
Nói tiếng Việt tốt sẽ là chìa khóa để mở ra nhiều cánh cửa cho bạn. Bởi người dân địa phương thích nghe người nước ngoài nói ngôn ngữ của họ – điều đó cho thấy sự hứng thú muốn tìm hiểu văn hóa và phong tục của người dân.
Có kỹ năng đặc biệt
Đây là yếu tố quan trọng để bạn có được công việc như mong muốn mặc dù không thông thạo tiếng địa phương. Những kỹ năng nổi bật so với những ứng viên địa phương là cơ hội để bạn có được công việc tốt ở TPHCM.
Làm nhiều công việc mặc dù thời gian linh hoạt hơn nhưng đôi khi bạn cũng phải đối mặt với nhiều áp lực bởi bạn có thể sẽ khiến bạn căng thẳng và không thể kiểm soát.
Như vậy, để người nước ngoài có thể làm việc ở Việt Nam, người nước ngoài cần phải có giấy phép lao động. Để có thể xin được giấy phép lao động, người nước ngoài cần được doanh nghiệp bảo lãnh thực hiện xin công văn chấp thuận.
Để được tư vấn cụ thể về việc xin giấy phép lao động một cách nhanh chóng, doanh nghiệp có thể liên hệ với dịch vụ làm giấy phép lao động của NEW GLOBAL qua hotline 0932.268.249 -0326.643.889. Chúng tôi sẽ tư vấn cách để người nước ngoài có được công việc ở Việt Nam một cách sớm nhất.
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ VÀ DỊCH THUẬT CHUYÊN NGHIỆP NEW GLOBAL
- Đ/C: Tầng 2, Nhà khách KC, Số 62 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội
- Hotline: 0932.268.249 -0326.643.889
- Email: dichthuatnewglobal@gmail.com